TS.Trần Lăng
Trưởng phòng Đào tạo Trường Đại học Phú Yên
Trường Đại học Phú Yên được thành lập theo Quyết định số 112/QĐ-TTg ngày 24/01/2007 của Thủ tướng Chính phủ với chức năng là một trường đại học đa ngành, đa cấp phục vụ cho nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Phú Yên và khu vực Nam Trung Bộ - Tây Nguyên. Được thành lập khi cả nước có gần 400 trường ĐH, CĐ và một số cơ sở giáo dục có chức năng tổ chức đào tạo hoặc liên kết đào tạo đại học đã đặt trường trước thách thức lớn về mở rộng qui mô, nâng cao chất lượng đội ngũ, nâng cao chất lượng dạy và học. Những thách thức đó chính là những mâu thuẫn nội tại mà Trường Đại học Phú Yên phải tự nhận thấy và giải quyết.
Thứ nhất, mâu thuẫn giữa việc mở rộng qui mô và đáp ứng những ngành nghề mới theo yêu cầu của xã hội với khả năng nguồn lực có giới hạn của Nhà trường. Trình độ sau đại học của giảng viên (GV) chiếm khoảng 64% (có 02 tiến sĩ), có những ngành đào tạo, trình độ GV mới chỉ là cử nhân. Nếu căn cứ Quy hoạch mạng lưới các trường đại học và cao đẳng giai đoạn 2006 - 2020 ngày 27/7/2007 của Thủ tướng Chính phủ qui định đến năm 2010 có trên 40% giảng viên đại học và trên 30% giảng viên cao đẳng có trình độ thạc sĩ trở lên; có trên 25% giảng viên đại học và 5% giảng viên cao đẳng có trình độ tiến sĩ. Đó là khó khăn thật sự. Sự khó khăn về đội ngũ thể hiện ở các điểm như: trình độ của đội ngũ GV thấp, đội ngũ cán bộ quản lý thiếu và chưa chuyên nghiệp…điều đó sẽ trở thành lực cản trong việc tổ chức dạy học cũng như tạo uy tín đối với xã hội.
Thứ hai, là một trường đại học đa ngành, đa cấp nhưng Trường Đại học Phú Yên đang “nằm giữa” những trường đại học đã có một bề dày phát triển và đã tạo ra uy tín đối với xã hội ở khu vực như: Trường ĐH Quy Nhơn, Trường ĐH Nha Trang, Trường ĐH Tây Nguyên. Mặt khác, ở trong tỉnh, khả năng mở rộng qui mô đào tạo của Nhà trường cũng bị giới hạn bởi các trường CĐ của các bộ ngành và trung tâm có chức năng đào tạo CĐ hoặc liên kết đào tạo đại học (kể cả khối ngành sư phạm) như: Trường CĐ Xây dựng số 3, Trường CĐ Công nghiệp Tuy Hoà, Học viện ngân hàng Phân viện Phú Yên, Trường CĐ nghề Phú Yên, Trung tâm giáo dục Thường xuyên Phú Yên. Với dân số khoảng 86 vạn, hàng năm số lượng thí sinh đăng ký dự tuyển vào các trường ĐH, CĐ, TCCN khoảng 15.000, sự chia sẻ ảnh hưởng và thu hút của các cơ sở giáo dục đã tạo ra sức ép thật sự đối với sự tồn tại và phát triển của Trường Đại học Phú Yên mới thành lập.
Thứ ba, ngành đào tạo và chương trình đào tạo của nhà trường rất ít: chưa có ngành ĐH, 22 ngành CĐ (chủ yếu là CĐSP), 10 ngành TCCN; trong đó chỉ có một số ít ngành thật sự hấp dẫn đối với người học. Nếu muốn mở rộng qui mô và phát triển bền vững thì vấn đề thứ ba này gây khó khăn cho nhà trường trong tổ chức tuyển sinh và đào tạo.
Thứ tư, cơ sở vật chất và trang thiết bị dạy học chưa thể đáp ứng cho việc tổ chức giảng dạy đại học có chất lượng như: thiếu phòng học, phòng thí nghiệm, thực hành, phòng học bộ môn đặc thù; các cơ sở thực nghiệm khoa học chưa được đầu tư đúng mức; các trang thiết bị dạy học thiếu hoặc chưa đồng bộ.
Mười năm qua, nhận diện những khó khăn, Trường Đại học Phú Yên đã có những giải pháp khả thi, lần lượt giải quyết những vấn đề tưởng chừng khó vượt qua, mở rộng ngành nghề và quy mô tuyển sinh, đào tạo đáp ứng nhu cầu xã hội.
1. Đa dạng hóa ngành nghề, mở rộng quy mô đào tạo
Khi mới thành lập, Trường Đại học Phú Yên chưa có chương trình đào tạo đại học, 22 chương trình đào tạo CĐ, 10 chương trình đào tạo TCCN. Chỉ có một số ít chương trình đào tạo thu hút người học, chủ yếu là khối ngành sư phạm. Vì vậy, điều quan trọng là Nhà trường cần tập trung xây dựng và xin mở các ngành đào tạo mới, thu hút người học như: các ngành kỹ thuật công nghệ, tài chính - kế toán, dịch vụ du lịch, hóa dầu, lọc dầu, các chương trình đào tạo sư phạm trình độ đại học. Bên cạnh đó tiếp tục liên kết với các trường đại học liên kết đào tạo một số ngành đại học và sau đại học tại Trường Đại học Phú Yên. Tháng 4/2007, trường đã soạn thảo 4 chương trình đào tạo và xin phép Bộ GD&ĐT mở các ngành trình độ đại học: Giáo dục Mầm non, Giáo dục Tiểu học, Sư phạm Tin học, Công nghệ thông tin. Năm 2008, trường đã thành lập Ban phát triển chương trình đào tạo có chức năng phát triển chương trình đào tạo và tư vấn cho Hiệu trưởng về việc xác định các ngành nghề xã hội đang cần để tiến hành mở các mã ngành đào tạo phục vụ cho công tác đào tạo và mở rộng qui mô đào tạo của Nhà trường; đồng thời đề xuất liên kết với các trường đại học khác để tiến hành liên kết đào tạo trình độ đại học hệ chính qui và hệ vừa làm vừa học. Đến nay, sau 10 năm trường đã có 15 ngành trình độ ĐH, 24 ngành trình độ CĐ. Trong đó, chương trình đào tạo khối ngành sư phạm chiếm 9/15 chương trình (60%), khối ngành ngoài sư phạm 6/15 chương trình (40%). Từ thực tế đó cho thấy rằng quy mô cơ cấu theo khối ngành, tỷ lệ khối ngành sư phạm vẫn chiếm tỷ trọng lớn là 60%, khối ngành công nghệ (3/15 ngành) chiếm 20%, khối ngành xã hội nhân – văn (3/15 ngành) chiếm 20%. So với các trường đại học địa phương, số chương trình đào tạo của trường không nhiều, song đó là điều cần thiết để tuyển sinh và tổ chức đào tạo đối với một trường đại học.
Trước đây, khi còn là trường CĐSP, TCCN việc quảng bá tuyển sinh chưa được chú trọng lắm. Từ sau năm 2007, khi trường được nâng cấp thành đại học, để tuyển sinh không thể ngồi chờ thí sinh mà phải chú trọng công tác tuyển sinh thông qua việc đem thông tin đến cho người học. Từ nhận thức đó, hàng năm nhà trường đã thành lập Ban tuyển sinh nhằm thực hiện có hiệu quả công tác tuyển sinh, mở rộng qui mô đào tạo; từng bước thực hiện chuyên môn hoá trong công tác tuyển sinh. Cùng với việc quảng bá hình ảnh và năng lực của nhà trường với người học và toàn xã hội, Ban tuyển sinh đã tư vấn cho nhà trường và tổ chức thực hiện quảng bá hình ảnh và năng lực của nhà trường dưới nhiều hình thức phục vụ đắc lực trong công tác tuyển sinh. Trường Đại học Phú Yên cũng đã phối hợp với các cơ quan thông tin đại chúng, các trường học, các đoàn thể chính trị - xã hội tiến hành Chương trình “Tư vấn mùa thi” cho học sinh tại các trường học, trên truyền hình, đài phát thanh, báo chí…tại tỉnh Phú Yên và khu vực Nam Trung Bộ - Tây Nguyên.
Chương trình “Tư vấn mùa thi”
Các chương trình phối hợp trong quảng bá tuyển sinh như “Tư vấn mùa thi” với Báo Thanh Niên, VTV Phú Yên, “Tư vấn tuyển sinh – hướng nghiệp” với Báo Tuổi Trẻ trong thời gian qua chứng tỏ nhà trường rất năng động trong công tác tuyển sinh, đã có ý nghĩa tích cực trong việc giúp cho thí sinh có những thông tin bổ ích để lựa chọn nghề nghiệp. Chính vì vậy, trong 10 năm qua Trường Đại học Phú Yên là một trong số các trường đại học địa phương đã thực hiện tương đối tốt công tác tư vấn, quảng bá tuyển sinh để có tỷ lệ tuyển sinh ổn định hàng năm (xem Bảng 1).
Bảng 1: Kết quả tuyển sinh giai đoạn 2007-2016
Năm
|
Đợt 1
|
Đợt 2
|
TỔNG CỘNG
|
SL
|
Tỷ lệ (%)
|
SL
|
Tỷ lệ (%)
|
SL
|
Tỷ lệ (%)
|
Năm 2007
|
548/695
|
78,85
|
107/159
|
67,30
|
655/854
|
76,70
|
Năm 2008
|
551/709
|
77,72
|
198/318
|
62,26
|
749/1027
|
72,93
|
Năm 2009
|
498/719
|
69,26
|
335/624
|
53,69
|
833/1343
|
62,03
|
Năm 2010
|
504/623
|
80,89
|
720/946
|
76,10
|
1224/1569
|
78,01
|
Năm 2011
|
600/721
|
83,20
|
894/1067
|
83,80
|
1494/1788
|
83,56
|
Năm 2012
|
497/576
|
86,30
|
1079/1235
|
87,40
|
1576/1811
|
87,02
|
Năm 2013
|
753/913
|
82,48
|
1426/1701
|
83,83
|
2179/2614
|
83,36
|
Năm 2014
|
753/890
|
84,60
|
1195/1396
|
85,60
|
1948/2286
|
85,21
|
Năm
|
Trình độ đại học
|
Trình độ cao đẳng
|
TỔNG CỘNG
|
SL
|
Tỷ lệ
|
SL
|
Tỷ lệ
|
SL
|
Tỷ lệ
|
Năm 2015
|
515/550
|
93,64
|
211/300
|
70
|
726/850
|
85,40
|
Năm 2016
|
246/600
|
41
|
118/250
|
47,2
|
364/850
|
42,82
|
Chính việc tư vấn quảng bá tuyển sinh, thực hiện tốt công tác tuyển sinh hàng năm đã góp phần khẳng định vai trò của Trường Đại học Phú Yên trong việc đào tạo nguồn nhân lực cho tỉnh Phú Yên, khu vực Nam Trung Bộ - Tây Nguyên và trên phạm vi cả nước. Được tỉnh đồng ý cho trường tuyển sinh khối ngành sư phạm trên phạm vi cả nước từ năm 2009, đến nay số lượng thí sinh của 18 tỉnh, thành phố trong cả nước đã học tập tại Trường Đại học Phú Yên, chiếm tỷ lệ 36% trong tổng số sinh viên. Quy mô và không gian đào tạo của nhà trường cũng ngày càng được mở rộng (xem Bảng 2).
Bảng 2: Quy mô đào tạo giai đoạn 2007-2016
Năm học
|
Đại học
|
Cao đẳng
|
TCCN
|
Tổng số
|
CQ
|
LTCQ
|
LTVLVH
|
CQ
|
LTCQ
|
LTVLVH
|
CQ
|
VLVH
|
2007-2008
|
154
|
0
|
0
|
584
|
0
|
214
|
390
|
0
|
1.342
|
2008-2009
|
246
|
49
|
194
|
598
|
0
|
617
|
335
|
0
|
2.039
|
2009-2010
|
401
|
125
|
278
|
317
|
86
|
364
|
109
|
36
|
1.716
|
2010-2011
|
538
|
157
|
367
|
898
|
116
|
215
|
198
|
71
|
2.560
|
2011-2012
|
588
|
168
|
404
|
990
|
121
|
164
|
270
|
34
|
2.739
|
2012-2013
|
817
|
289
|
525
|
1.193
|
85
|
110
|
230
|
479
|
3.728
|
2013-2014
|
1.147
|
198
|
739
|
1.159
|
0
|
31
|
61
|
350
|
3.685
|
2014-2015
|
1.577
|
0
|
557
|
1.000
|
0
|
0
|
0
|
0
|
3.134
|
2015-2016
|
1.815
|
139
|
832
|
669
|
0
|
96
|
0
|
0
|
3.551
|
2016-2017
|
1.667
|
202
|
839
|
512
|
0
|
0
|
0
|
0
|
3.220
|
2. Bước chuyển mới, hướng đến phát triển bền vững
Sự ra đời của Trường Đại học Phú Yên đánh dấu một giai đoạn chuyển biến mới và mạnh mẽ trong sự nghiệp đào tạo ở Phú Yên. Tuy nhiên, vấn đề được đặt ra là chọn hướng đi nào để phát triển bền vững, để xây dựng uy tín đào tạo của nhà trường. Trường Đại học Phú Yên trước hết phải đáp ứng những yêu cầu của chính con người và vùng đất Phú Yên. Để làm được điều này, như đã nói, cần có một định hướng đúng và cả cái nhìn thực tế. Trước hết, là đại học đa ngành ở Phú Yên cần đào tạo con người cho những ngành kinh tế thế mạnh của Phú Yên. Quy mô, cơ cấu ngành nghề, trình độ đào tạo được xác định xuất phát từ nhu cầu thiết yếu về nhân lực chuyên môn, kỹ thuật cho khu vực Phú Yên và các địa phương lân cận. Kế hoạch phát triển đào tạo của nhà trường (quy mô, cơ cấu ngành nghề, trình độ) đã được xây dựng trên cơ sở phân tích các dự báo nhu cầu nhân lực của các ngành, các lĩnh vực hoạt động của các địa phương và nhu cầu học tập của nhân dân qua những khảo sát thực tế và được phân tích, đánh giá tại Hội thảo khoa học: “Vai trò của các trường đại học địa phương trong việc đào tạo đáp ứng nhu cầu nhân lực phục vụ phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương và khu vực” vào ngày 02/11/2013 tại Trường Đại học Phú Yên với sự tham gia của hơn 20 trường đại học trên cả nước. Nhà trường đã xây dựng kế hoạch chiến lược phát triển giai đoạn 2009-2015; và Quy hoạch phát triển đào tạo giai đoạn 2015- 2020 và tầm nhìn đến 2030.
Để phát triển quy mô và chất lượng đào tạo một cách bền vững, nhà trường đã tổ chức thành công nhiều hội thảo khoa học, tập huấn chuyên môn, quy định về NCKH, tạo sự chuyển biến, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo, phục vụ phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Công tác đào tạo vừa học vừa làm đã phát triển mạnh; mở được các lớp liên thông nâng chuẩn lên trình độ đại học một số ngành cho giáo viên các tỉnh. Khánh Hòa, Ninh Thuận, Đăk Lăk, Gia Lai. Triển khai liên kết đào tạo cao học với một số trường đại học, học viện như: Trường Đại học Điện lực, Đại học Huế, ĐH Sư phạm Hà Nội. Về mặt xã hội, hoạt động của Trường Đại học Phú Yên là một trong những nhân tố quan trọng tạo thúc đẩy phát triển sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa tỉnh Phú Yên nói riêng và của khu vực nói chung. Đó là điều kiện để hình thành trung tâm đào tạo của tỉnh, giữ vai trò liên kết các nguồn lực, nghiên cứu khoa học... để đào tạo nhân lực trình độ cao, và góp phần hình thành một “xã hội học” tập ở Phú Yên. Trong quan hệ với cả nước, Trường Đại học Phú Yên là một mắt xích quan trọng trong mạng lưới các trường đại học cả nước, củng cố và tăng cường vị thế của tỉnh; tăng cường tiềm lực giáo dục, góp phần đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế.
Một trong những bước chuyển quan trọng đối với Trường Đại học Phú Yên là từ năm 2009, nhà trường đã thực hiện quy trình và lộ trình phát triển tất yếu của các cơ sở giáo dục đại học theo yêu cầu của Bộ Giáo dục và Đào tạo, như: công bố 3 công khai về chất lượng đào tạo, đội ngũ và tài chính; tiến hành tự đánh giá, kiểm định chất lượng giáo dục; tổ chức đào tạo theo hệ thống tín chỉ; lấy ý kiến đánh giá từ phía người học. Đó là bước đi cần thiết và quan trọng để nhà trường hòa nhập mạng lưới giáo dục đại học Việt Nam. Phát triển bền vững đòi hỏi sự đầu tư của nhà trường trong việc tổ chức đào tạo những ngành nghề phù hợp, chất lượng đào tạo được đảm bảo, sản phẩm của nhà trường (HSSV tốt nghiệp) được xã hội chấp nhận và đánh giá cao, cơ hội liên thông cho người học được đảm bảo...
Uy tín của một trường đại học được xác định bởi trình độ khoa học và kinh nghiệm của đội ngũ CB, GV; bởi trang thiết bị và cơ sở vật chất đủ hiện đại đáp ứng việc dạy và học; bởi phương pháp giảng dạy và nghiên cứu khoa học của nhà trường,… nhưng cuối cùng chất lượng đầu ra được xã hội thừa nhận và những thành đạt của lớp sinh viên sau khi ra trường mới là yếu tố quyết định đến uy tín hay danh tiếng của nhà trường. Đào tạo theo nhu cầu xã hội là vấn đề quan trọng quyết định vận mệnh của trường đại học. Để thực hiện được yêu cầu đó, Nhà trường phải xác định sự cần thiết của ngành nghề, có những giải pháp quyết định trong việc đảm bảo chất lượng cũng như việc khảo sát tỷ lệ việc làm của sinh viên sau tốt nghiệp. Tuy nhiên, đây là một việc làm khó khăn trong giai đoạn hiện nay đối với tất cả các cơ sở giáo dục. Vì vậy vấn đề hiệu quả đào tạo, sinh viên có việc làm sau quá trình đào tạo vẫn chỉ là những con số thống kê, chưa phản ánh đầy đủ hiệu quả thực chất của quá trình đào tạo (xem Bảng 3).
Bảng 3: Số lượng sinh viên tốt nghiệp giai đoạn 2007-2016
Năm học
|
Đại học
|
Cao đẳng
|
TCCN
|
Tổng số
|
CQ
|
LTCQ
|
LT
VLVH
|
CQ
|
LTCQ
|
LT
VLVH
|
VLVH
|
CQ
|
VLVH
|
2007-2008
|
0
|
0
|
0
|
275
|
0
|
19
|
307
|
217
|
0
|
818
|
2008-2009
|
0
|
0
|
0
|
177
|
0
|
0
|
323
|
102
|
0
|
602
|
2009-2010
|
0
|
49
|
180
|
135
|
0
|
93
|
0
|
131
|
0
|
588
|
2010-2011
|
140
|
58
|
74
|
230
|
54
|
51
|
0
|
78
|
36
|
721
|
2011-2012
|
84
|
70
|
104
|
263
|
48
|
66
|
0
|
75
|
65
|
775
|
2012-2013
|
143
|
90
|
212
|
287
|
80
|
31
|
0
|
139
|
0
|
982
|
2013-2014
|
131
|
191
|
183
|
327
|
02
|
0
|
0
|
80
|
210
|
1.124
|
2014-2015
|
183
|
04
|
213
|
430
|
02
|
0
|
0
|
0
|
77
|
909
|
2015-2016
|
297
|
2
|
375
|
227
|
0
|
33
|
0
|
0
|
0
|
934
|
Cộng
|
978
|
464
|
1.341
|
2.351
|
186
|
293
|
630
|
822
|
388
|
7.453
|
Một trong những yêu cầu đảm bảo chất lượng đào tạo trong giai đoạn hiện nay đó là giáo dục phải được kiểm định. Khi là Trường CĐSP Phú Yên, Nhà trường đã có kinh nghiệm nhất định trong việc Tự đánh giá chương trình đào tạo liên thông GVTH với sự tham gia của CBGV của nhiều phòng, ban và đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo đánh giá tốt. Nhà trường cũng đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo tin tưởng cử một số cán bộ tập huấn và tham gia Đánh giá ngoài tại Trường Đại học Quảng Bình và Trường CĐSP Kon Tum. Những hoạt động đó đã bước đầu có tác động mạnh đến đội ngũ CBGV của Nhà trường về ý nghĩa và tác dụng to lớn của việc kiểm định chất lượng giáo dục. Nhà trường cũng đã mời các chuyên gia của Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh tổ chức tập huấn cho CBGV về qui trình, tiêu chí kiểm định chất lượng vào đầu năm 2008. Với những hoạt động đó, nhà trường đã xác định và tổ chức các hoạt động giáo dục và đào tạo gắn liền với kiểm định chất lượng. Đó là một trong những giải pháp có ý nghĩa nâng cao uy tín của nhà trường đối với xã hội và là yếu tố góp phần phát triển bền vững.
3. Giải pháp tương lai
Kiên trì theo đuổi sứ mệnh, mục tiêu chiến lược của kế hoạch chiến lược và quy hoạch phát triển đào tạo của nhà trường giai đoạn 2014-2020 và tầm nhìn đến năm 2030 đã xác lập theo giá trị cốt lõi mà nhà trường đã công bố: "Chất lượng- Hiệu quả - Sáng tạo- Vì cộng đồng".
Đổi mới phương pháy dạy và học; đánh giá kết quả giáo dục, đào tạo theo hướng phát triển phẩm chất và năng lực người học; đào tạo đáp ứng nhu cầu xã hội là những vấn đề có tính nóng hổi, bức thiết đối với các cơ sở giáo dục nói chung và với Trường Đại học Phú Yên nói riêng trong giai đoạn hiện nay. Sau 10 năm thành lập, Trường Đại học Phú Yên lại đối diện với những thách thức, trong đó thách thức lớn nhất là khả năng đáp ứng cho người học về nhiều điều kiện còn hạn chế. Tỷ lệ tuyển sinh năm 2016 của nhà trường chỉ đạt 42,82%. Vì vậy để phát triển trong thời gian đến, chắc chắn rằng nhà trường phải quan tâm và thực hiện đến những vấn đề sau để việc tổ chức đào tạo của nhà trường hướng đến phát triển bền vững, phục vụ nhu cầu xã hội.
Trên cơ sở phát huy thế mạnh đã được khẳng định trong đào tạo 10 năm qua của 4 ngành đại học: Giáo dục Mầm non, Giáo dục Tiểu học, Tiếng Anh và Công nghệ thông tin; tiếp tục phát triển một số ngành đào tạo đại học đáp ứng nhu cầu kinh tế - xã hội Phú Yên và khu vực đối với các ngành Nông nghiệp, Kinh tế, Kỹ thuật. Soạn thảo, tổ chức thẩm định cấp trường để trình Bộ Giáo dục và Đào tạo mở các ngành đào tạo mới trình độ đại học hệ chính quy. Rà soát và ban hành tất cả các chương trình đào tạo của nhà trường theo Thông tư 07, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông. Tập trung thực hiện đổi mới, rà soát nội dung chương trình; đổi mới phương pháp giảng dạy và học tập theo học chế tín chỉ phù hợp với từng bộ môn, môn học, bảo đảm nâng cao chất lượng đào tạo đáp ứng nhu cầu xã hội một cách thực chất.
Triển khai mạnh mẽ việc biên sọan giáo trình, bảo đảm đầy đủ giáo trình phục vụ các môn học. Thực hiện Đề án bồi dưỡng và cấp chứng chỉ bồi dưỡng viên chức giáo dục theo Công văn số 4853/UBND-KGVX ngày 20 tháng 9 năm 2016 của Chủ tịch UBND tỉnh Phú Yên về việc thống nhất cho Trường Đại học Phú Yên tổ chức bồi dưỡng và cấp chứng chỉ viên chức ngành giáo dục theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp bậc mầm non, tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông trình Bộ Giáo dục và Đào tạo. Nâng cao hiệu quả làm việc, gắn với chủ trương cải cách hành chính của nhà nước.
Để thực hiện được các nội dung có tính chất căn bản đó, nhà trường cần phát huy vai trò Hội đồng trường theo đúng quy định của Điều lệ trường đại học và Luật Giáo dục đại học, nâng cao sức cạnh tranh của nhà trường. Thực hiện có chất lượng việc đổi mới phương pháp dạy học tại Trường Đại học Phú Yên theo hướng tích hợp trên cơ sở đánh giá phẩm chất năng lực người học. Xây dựng và ban hành bộ tiêu chuẩn đánh giá năng lực giảng viên, năng lực đội ngũ cán bộ quản lý cấp khoa, phòng của Trường Đại học Phú Yên. Có kế hoạch và giải pháp quan tâm đến việc tư vấn và hỗ trợ người học, cũng như thu thập ý kiến người học sau tốt nghiệp. Trên cơ sở các quy định và hướng dẫn của Bộ GD&ĐT về đào tạo theo hệ thống tín chỉ và kinh nghiệm về tổ chức đào tạo theo hệ thống tín chỉ thời gian qua, Nhà trường tiếp tục hoàn thiện hệ thống các văn bản hướng dẫn để thực hiện đồng bộ trong toàn trường về: các quy định chung, quản lý việc giảng dạy của giảng viên, quản lý việc học tập của sinh viên, hướng dẫn về thực hiện chế độ, chính sách.
Trên cơ sở tổng kết công tác tuyển sinh trong thời gian qua và thông tin khảo sát, điều tra, thăm dò nhu cầu xã hội; xác định những ngành nghề trọng tâm, xác định chỉ tiêu tuyển sinh để chuẩn bị kế hoạch tuyển sinh giai đoạn 2017-2020 đối với hệ chính quy, liên thông chính quy và hệ vừa làm vừa học một cách phù hợp. Xây dựng và tiến hành các giải pháp quảng bá, tư vấn tuyển sinh và hướng nghiệp cho người học, tuyển đủ chi tiêu được giao. Tiếp tục thực hiện Thông tư số 08/2011/TT-BGDĐT, ngày 17/02/2011 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT “Quy định điều kiện, hồ sơ, quy trình mở ngành đào tạo, đình chỉ tuyển sinh, thu hồi quyết định mở ngành đào tạo trình độ đại học, trình độ cao đẳng”; phát triển chương trình đào tạo, trình Bộ GD&ĐT mở các mã ngành mới phù hợp với điều kiện thực tế (trình độ đội ngũ, cơ sở vật chất hiện có) của Nhà trường. Rút kinh nghiệm việc phát triển chương trình đào tạo, tiếp tục đẩy mạnh việc phát triển chương trình mở ngành đào tạo mới, nhất là các ngành thuộc khối ngành ngoài sư phạm.
Tiếp tục thực hiện Thông tư số 07/2015/TT-BGDĐT, ngày 16 tháng 4 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy định “Về khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học đạt được sau khi tốt nghiệp đối với mỗi trình độ đào tạo của giáo dục đại học và quy trình xây dựng, thẩm định, ban hành chương trình đào tạo trình độ đại học, thạc sĩ, tiến sĩ”; Nhà trường cần có kế hoạch rà soát, điều chỉnh và ban hành tất cả các chương trình đào tạo theo đúng quy định. Tiếp tục thực hiện Thông tư số 04/2011/TT-BGDĐT, ngày 28/01/2011 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT “Ban hành quy định về việc biên soạn, lựa chọn, thẩm định, duyệt và sử dụng giáo trình giáo dục đại học”. Có giải pháp cụ thể vừa đảm bảo tính khoa học, vừa chặt chẽ để đảm bảo chất lượng biên soạn giáo trình của đội ngũ giảng viên Trường Đại học Phú Yên.
Với những thành quả đạt được qua 10 năm xây dựng và phát triển, chắc chắn dưới góc độ phát triển quy mô, nâng cao chất lượng, đào tạo đáp ứng nhu cầu xã hội.., Trường Đại học Phú Yên đã rút ra được nhiều bài học có ý nghĩa thực tiễn nhằm khẳng định giá trị của nhà trường để tồn tại trong hệ thống giáo dục đại học hiện thờir
Lễ trao bằng Thạc sĩ khóa II (2013 -2015)